Cây cỏ tranh còn có tên gọi khác là cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)…
Cây cỏ tranh có dáng mảnh, đứng thẳng, rễ mọc dài ăn sâu xuống đất. Lá cây mọc đứng dọc theo thân, phần lá cứng có gân nổi lên trên bề mặt, hẹp và dài; hai mặt lá khác nhau, mặt trên nhám còn mặt dưới nhẵn bóng hơn; mép lá cỏ tranh thường sắc, có thể làm đứt tay nếu không may chạm vào. Hoa cỏ tranh hình chùy giống như cỏ bông lau, các sợi hoa trắng, bông, nhẹ, nhìn qua giống hình dạng chổi xể. Nhờ kết cấu hóa nhẹ nên đến thời kỳ, hoa sẽ phát tán rất xa khi có gió.
Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, có thân và rễ chắc khỏe với thân cây cao trung bình khoảng 30cm đến 90cm. Thực tế, cả thân và rễ của cỏ tranh đều có thể sử dụng để làm thuốc.
Sau khi thu hái, người dùng phải cắt bỏ phần cổ rễ, rửa sạch, bỏ lá và rễ con. Sau đó, dược liệu được mang đi sao vàng, sấy hoặc phơi khô. Thông thường, mọi người thường sử dụng cỏ tranh khô, có thể bảo quản được lâu và cũng không bị mất đi dược tính của dược liệu.
Công dụng của cỏ tranh được nhắc đến khá nhiều trong những tài liệu về y học cổ truyền. Cùng với đó, y học hiện đại cũng có những nghiên cứu để chứng minh và kiểm chứng công dụng của thảo dược này.
Theo các tài liệu Đông y ghi chép lại, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn và được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Từ đây, việc sử dụng rễ cỏ tranh khô có khả năng mang đến nhiều lợi ích như:
– Bệnh nhân bị ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.
– Hỗ trợ điều trị tình trạng niệu huyết, nóng sốt, khát nước.
– Cho khả năng làm thông tiểu tiện, tẩy độc và thanh lọc cơ thể.